Nét độc đáo rất riêng
Đặc điểm của nhà chữ đinh là cửa cái của nhà trên trổ ở chiều dài của ngôi nhà. Còn cửa cái của nhà dưới trổ ở chiều rộng (tức ở đầu hồi nhà), do đó cửa cái hai căn nhà trên và nhà dưới đều mở ra cùng một hướng, có chung mái hiên trước, tạo sự đồng nhất cho toàn bộ ngôi nhà.
Kiến trúc nhà chữ đinh thể hiện ý thức về trật tự phong kiến rất rõ. Nhà trên quan trọng vì là nơi thờ cúng tổ tiên nên thường bề thế, cao hơn nhà dưới, đây cũng là nơi sinh hoạt chủ yếu của nam giới.
Nhà dưới là nơi ở chung của gia đình, nơi sinh hoạt thường xuyên của phụ nữ. Dù nhà bằng vật liệu bán kiên cố hay kiên cố, phần lớn nhà chữ đinh hiện tại đều thuộc dạng có cầu nối đặc trưng của miền Trung. Tức là, nhà có phần trung gian nối vách. Giữa mái giữa nhà trên và nhà dưới làmột tổng thể chứ không tách rời nhau.
Nhà chữ Đinh cũng thường là đền, chùa hay nhà thờ họ truyền thống. Những công trình này rất phổ biến ở thời trước, tuy nhiên ngày nay rất ít.

Nhà chữ Đinh là những ngôi nhà có tuổi khá xưa, được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX
Nội thất chạm khắc tinh xảo, trang trọng
Vật liệu thường được xây là gạch, lợp ngói hoặc tôn. Đối với gia đình khá giả như trung nông hoặc quan lại, nhà luôn có dàn cột kê tán bằng gỗ quý. Trên có những bức hoành phi hoặc câu đối nêu cao công đức hoặc tài năng của tổ tiên gia chủ.
Với đặc trưng là rất rộng và thoáng, là kiểu nhà phân bố một căn ngang và một căn xuôi liền vách. Tức là đòn dông nhà trên và đòn dông nhà dưới thẳng góc với nhau, tạo thành hình chữ đinh như Hán tự.
Thông thường, nhà trên được xây cất với kích thước to hơn và vật liệu tốt hơn nhà dưới. Vì nhà trên được xem là nhà chính quan trọng hơn. Có chức năng là nơi thờ cúng ông bà, tổ tiên, nơi dành để tiếp khách quý.
Để cất được một căn nhà chữ đinh, trước tiên phải có diện tích đất khá rộng. Sau nữa chi phí cho vật liệu xây dựng khá cao. Vì vậy chỉ những gia đình khá giả trở lên mới có khả năng đáp ứng.
Có những ngôi nhà chữ đinh diện tích nhà trên đến 250m2 (ngang 10m dài 25m). Được xây dựng bề thế với những cột gỗ lớn, nội thất trang trí, chạm khắc tinh xảo, hiền hòa giữa những vườn cây xanh, tạo cho cảnh quan cư trú một vẻ đẹp yên bình và sung túc.
Bảo tồn và kế thừa tinh hoa kiến trúc dân tộc
Nhà chữ Đinh là những ngôi nhà có tuổi khá xưa, được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX. Chủ nhân thường là người giàu có. Tuy đã trải qua trùng tu nhiều lần nhưng nhờ xây dựng bằng các loại gỗ quý. Thợ dựng khéo léo và kỹ lưỡng, con cháu có sự lưu tâm giữ gìn nên đến nay vẫn còn khá nguyên vẹn.
Mái nhà rường được lợp bằng ngói âm dương. Do vậy, mùa hè rất mát, mùa đông thì ấm áp. Mái nhà có độ dốc từ 15-30 độ nên chống được những cơn bão mà không bị sụt ngói. Nhà rường Huế vẫn thường hội đủ ba tiêu chuẩn: vững chắc, tiện nghi và dung hòa. Với kết cấu chặt chẽ và không bao giờ thiếu vườn.
Là kiến trúc nhà truyền thống của Nam Bộ, nhà chữ Đinh mang những nét đẹp giản dị, tao nhã. Hiện nay, nhiều công trình nhà thờ, đền chùa hay nhiều mẫu nhà hiện đại vẫn được làm theo hình khối nhà chữ Đinh. Tuy nhiên với các chất liệu và nét đẹp hiện đại, sang trọng với mái thái, bê tông cốt thép…
Mặc dù vậy, đó là cách để phát huy nét đẹp truyền thống của dân tộc. Câu hỏi thế nào là nhà chữ Đinh, vẫn được người ta lưu tâm và chú trọng.