Trải nghiệm và ngắm trọn vẻ đẹp mộc mạc của Miền Tây sông nước khi du ngoạn trên dòng sông Cái Bè hiền hòa bằng những chiếc thuyền du lịch. Du khách sẽ được đắm mình với miền sông nước, tận hưởng khung cảnh rộng lớn và yên bình của vùng nông thôn Việt Nam bao gồm chợ nổi với những chiếc ghe chở đầy trái cây, rau quả và hình ảnh của các gia đình sống trong những ngôi nhà sàn trải dài hai bên sông.
Nhà cổ – Chợ nổi – Làng nghề
Cửu đại Mỹ gia 200 năm tuổi là điểm dừng chân đầu tiên trong Local boat tour

Từ chợ nổi Cái Bè, mất khoảng 25 phút đi ghe du khách đã có thể di chuyển đến nhà cổ Ông Kiệt
Nhà cổ Ông Kiệt tọa lạc ở ấp Phú Hòa, xã Đông Hòa Hiệp, được xây dựng và hoàn tất năm 1838 được biết đến là một trong những ngôi nhà cố có lỗi kiến trúc độc đáo và cổ kính nhất trong số những ngôi nhà trong Làng cổ Đông Hòa Hiệp. Nhà có 5 gian và 3 chái mang dấu ấn làng cổ ở đồng bằng Bắc Bộ với kiểu kiến trúc chữ Đinh, được các nhà khảo cổ Nhật xếp vào loại Cửu Đại Mỹ Gia ở Việt Nam.
Từ chợ nổi Cái Bè, mất khoảng 25 phút đi ghe du khách đã có thể di chuyển đến nhà cổ Ông Kiệt, một ngôi nhà cổ độc đáo toàn bằng gỗ nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang. Từ bờ kênh nơi chiếc ghe chở khách chờ, du khách đi bộ một quãng đường đầy vườn nhãn, đặc sản của vùng ngày, khoảng 1 cây số trước khi đến được căn nhà tại số 22 tổ 1, ấp Phú Hoà, xã Ðông Hòa Hiệp. Tọa lạc giữa vườn cây ăn trái 1,8ha, đây là căn nhà cổ của dòng họ Trần có tiếng sống tại Cái Bè.
Ngôi nhà với diện tích rộng gần 1.000m2, với 108 cây cột, toàn bộ được làm từ các loại gỗ quý như lim, cẩm lai, giáng hương, căm xe và tất cả đều được chạm trổ bằng hoa văn rất tinh xảo. Mái của căn nhà được lợp theo kiến trúc âm dương, một hàng úp, một hàng ngửa, không chỉ theo phong thủy mà còn tạo rãnh để thoát nước khi trời mưa.
Ngắm trọn nét đẹp độc đáo của Chợ nổi Cái Bè ở Tiền Giang

Chợ nổi tại tỉnh Tiền Giang là nơi ghe tàu đến trao đổi hàng hóa
Chợ nổi Cái Bè không chỉ mang nhiều nét văn hóa đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long mà nơi đây còn là địa điểm du lịch hấp dẫn giúp du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Chợ nổi Cái Bè họp và cũng như văn hóa mua bán truyền thống của người dân miền Tây.
Khu chợ nổi là nơi tiếp giáp của ba tỉnh là Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, một trong ba chợ đầu mối lớn nhất miền Tây Nam Bộ, cùng chợ nổi Cái Răng, Ngã Bảy nên chợ nổi Cái Bè lúc nào cũng đông vui, thủy hải sản cho đến đồ gia dụng, đồ uống,…
Chợ nổi tại tỉnh Tiền Giang là nơi ghe tàu đến trao đổi hàng hóa. Nơi đây vẫn giữ được nét sinh hoạt đặc trưng văn hóa của chợ khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nổi bật là trạm trung chuyển trái cây và sản vật đi mọi miền. Mỗi thuyền đều được treo sào để người mua dễ nhận biết và không phải rao mời.
Để có thể thăm quan một vòng khu chợ nổi này, bạn có thể thuê thuyền đi chợ nổi Cái Bè khoảng từ 10 đến 15 chỗ ngồi, giá tầm khoảng từ 500.000 – 800.000 đồng. Còn nếu bạn muốn trải nghiệm thú vị ở đây thì có thể thuê chiếc xuồng ba lá đậm chất miền Tây, với giá rẻ hơn từ 150.000 – 200.000 đồng cho 3 – 5 người ngồi. Nếu bạn có nhu cầu mua vé trọn gói để có thể tham quan khu chợ nổi, các làng truyền thống, vườn trái cây và đờn ca tài tử,…
Tạo cho chuyến du lịch đầy thú vị với việc khám phá làng nghề làm bánh tráng, cốm ở Cái Bè

Nghề làm bánh tráng và làm cốm ở Cái Bè là một trong hai nghề truyền thống của người dân xã Đông Hòa Hiệp
Nghề làm bánh tráng và làm cốm ở Cái Bè là một trong hai nghề truyền thống của người dân xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè. Bánh tráng được làm từ gạo tẻ ngon. Sau các công đoạn ngâm gạo, xay bột, tráng bánh, phơi bánh thì chiếc bánh sẽ trở nên khô ráo. Bánh tráng ngon hơn khi dùng để cuốn với cá, thịt, bún, rau… dùng kèm với nước chấm. Bánh tráng cũng có thể nướng giòn ăn rất thơm ngon.
Đối với nghề làm bánh cốm, người thợ cũng phải trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ không kém làm bánh tráng. Cốm cũng được làm từ gạo đã bung to sau khi nổ cốm. Để cốm kết dính, người thợ trộn cốm với hỗn hợp đường, mạch nha và nước cốt dừa, thêm một ít hương liệu vani hay sầu riêng cho cốm thơm và ép cốm thành khuôn. Với hương thơm của vani, giòn của cốm hòa lẫn vị ngọt của đường, mạch nha, cốm Cái Bè đã thật sự chinh phục được du khách khắp nơi khi đến làng nghề làm cốm huyện Cái Bè.
Cái Bè – Vĩnh Long
Cái Bè – Vĩnh Long, một vùng đất miền tây trù phú và hấp dẫn biết bao du khách trong và ngoài nước. Với những con người giản dị, chân chất, với khí hậu ôn hòa, Cái Bè đã và đang được nhiều du khách biết đến và chọn làm điểm dừng chân nghỉ ngơi và tham quan cho bản thân, cho gia đình và bạn bè. Mytour sẽ giúp bạn lên một lịch trình cụ thể cho tour du lịch Cái Bè 1 ngày để chuyến đi của bạn thêm ý nghĩa nhé!
Thời gian
Du khách có thể chọn đến và tham quan vùng đất Cài Bè này bất cứ mùa nào trong năm, mỗi mùa chắc chắn sẽ mang lại cho du khách một sự thích thú và hài lòng riêng.
Phương tiện
Du khách có thể chọn di chuyển bằng xe máy hoặc xe đò tùy theo sở thích và thời gian cho phép của du khách. Nếu muốn có nhiều trải nghiệm lí thú và được ngắm nhìn cảnh vật hai bên đường thì du khách có thể chọn xe máy làm phương tiện cho mình. Nhưng những gia đình hay cơ quan thì xe đò sẽ là lựa chọn tuyệt vời hơn cho du khách vì nó bảo đảm được an toàn cũng như sức khỏe cho toàn đoàn.
Ăn uống
Đến Cái Bè là đến với vùng đất của rất nhiều những loại trái cây thơm ngon nhiều màu sắc. Cái Bè nổi tiếng với nhiều loại trái cây đặc sản như: sầu riêng tứ quý, sầu riêng sữa hạt lép có nguồn gốc từ Cái Mơn (Bến Tre), bưởi Năm Roi, giống được đem về từ Bình Minh (Vĩnh Long), bưởi đường núm, bưởi đường hồng, bưởi da láng… Nhãn thì nhãn long, nhãn tiêu da bò cho hai vụ trái/năm, cam có nhiều loại, nhưng cam sành và cam mật là hai giống cam ngon nhất. Đặc biệt là các loại nổi tiếng như: xoài cát Hoà Lộc, xoài bưởi, xoài thơm… và một số loại xoài ghép có mùi vị thật độc đáo như: xoài bưởi ghép, xoài sầu riêng ghép…
Ngoài ra, còn nhiều loại cây ăn quả khác như: sapôchê, ổi, táo, quýt, mít, mận, hồng đào… So với các miệt vườn ở miền Tây, miệt vườn Cái Bè thuộc hạng “phong phú vào bậc nhất”, trái cây có 4 mùa, mùa nào thức ấy nên du khách đến Cái Bè dù ở mùa nào cũng đầy ắp nhiều loại trái cây chín thơm ngon. Tham quan Cái Bè, du khách được đi trong màu xanh dịu vợi của miệt vườn châu thổ Cửu Long. Người dân nơi đây hiền lành, chất phác, chân tình và hiếu khách…
Địa điểm du lịch
Đến với Cái Bè – Vĩnh Long du khách ngoài tham quan chợ nổi, du khách còn có thể tìm đến những địa điểm nổi tiếng khác như:
- Cầu Mỹ Thuận: Du khách nếu có dịp du lịch Vĩnh Long hay các tỉnh miền Tây thì việc dừng chân chụp hình với cây cầu có kiến trúc đặc biệt này sẽ là điều không thể bỏ qua, như một điểm đánh dấu đặc biệt trong cuộc hành trình.
- Cù lao An Bình và Hòa Bình Phước: Nằm ở vị trí đầu của dải cù lao Minh (nơi được mệnh danh “vương quốc trái cây”) được mẹ phù sa bồi đắp cho đất đai màu mỡ, trù phú, ươm mầm và phát triển phong phú các loại cây ăn trái đặc trưng của miền Tây. Chính vì thế, cây cối và hệ sinh thái rừng ở đây cũng phát triển rất xanh tốt.
- Làng cổ Đông Hòa Hiệp: Làng nhà cổ nằm ở xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, cách thành phố Mỹ Tho khoảng 46km. Các ngôi nhà ở đây không nằm san sát nhau như ở những ngôi làng nhà cổ khác, mà nằm rải rác trong 6 ấp của huyện Cái Bè. Số nhà cổ có niên đại từ 150 – 200 năm tuổi là 7 căn, từ 80 – 100 năm tuổi là 29 căn, ẩn mình trong các vườn cây ăn trái sum suê, tạo nên vẻ đẹp bí ẩn thu hút du khách ngay từ cổng vào. Trong làng nhà cổ Đông Hòa Hiệp có các ngôi nhà nổi bật như: nhà cổ ông cụ Soát, nhà cổ ông Kiệt, nhà cổ ông Ba Đức, nhà cổ ông Cai Huy, nhà cổ ông Liêm, nhà cổ ông 10 Võ….
- Chùa Tiên Châu: Đây là một ngôi chùa đẹp với khuôn viên thoáng mát, rộng rãi và có giá trị văn hóa nghệ thuật cao nên thu hút rất đông các phật tử và du khách gần xa đến chiêm bái hàng ngày
- Khu du lịch Trường An: Với khung cảnh nên thơ, hữu tình, cơ sở hạ tầng cũng như hệ thống ao hồ, cây cối cùng với các địa điểm vui chơi giải trí đã tạo lợi thế cho khu du lịch Trường An trở thành một trong các điểm đến đẹp và lý tưởng nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Leave a reply